Kim Tứ Đồ là gì? Hướng đến tự do tài chính hiệu quả cùng Kim Tứ Đồ

03/03/2024    710    4.65/5 trong 18 lượt 
Kim Tứ Đồ là gì? Hướng đến tự do tài chính hiệu quả cùng Kim Tứ Đồ
Kim Tứ Đồ (Cashflow Quadrant) được tạo ra ra bởi cha đẻ người Mỹ gốc Nhật Robert Kiyosaki. Đây là cuốn sách mà mọi người ví như kim chỉ nam của cuộc đời mình để tìm ra được phương hướng kéo bạn ra khỏi vũng lầy của cuộc sống đầy lo toan, vất vả. Vậy Kim Tứ Đồ là gì mà có thể thay đổi suy nghĩ của chúng ta? Hãy cùng Nguyễn Hồng Nhật tìm hiểu qua bài viết dưới đây để có nhận định riêng cho mình nhé!

1. Kim Tứ Đồ là gì?

Kim Tứ Đồ (Cashflow Quadrant) hay còn gọi là Kim Tứ Đồ Robert Kiyosaki. Đây là một thuật ngữ do Robert Kiyosaki - nhà đầu tư, doanh nhân, diễn giả và tác giả nổi tiếng người Mỹ đặt tên cho mô hình về tiền trên thế giới và cách để có thể kiếm được tiền.

Khái niệm này thường được ông nhắc đến trong các nội dung bài giảng về đào tạo thu nhập thụ động và cơ hội để đầu tư.Trong đó, ông sẽ chia con người thành 4 nhóm: người làm thuê, người làm tự do, nhà đầu tư và cuối cùng là chủ doanh nghiệp. Họ có điểm chung ở chỗ muốn kiếm thật nhiều tiền nhưng họ khác ở cách kiếm tiền.

Trong Kim Tứ Đồ, Robert Kiyosaki sẽ giúp bạn hiểu ra:

Tôi là ai trong 4 nhóm người trên

Tôi sẽ kiếm tiền bằng phần nào trong mô hình này

Tôi phải gia nhập nhóm nào để có thể tự do về tiền bạc

Tóm lại, Kim Tứ Đồ có thể giúp bạn suy nghĩ theo chiều hướng tích cực, từ đó sẽ thay đổi tư duy cách kiếm tiền và con đường định hướng đúng đắn.

Kim Tứ Đồ có cấu tạo như thế nào?

Kim Tứ Đồ được chia thành 4 nhóm người cắt bởi 2 đường thẳng vuông góc với nhau. Trong mỗi một ô vuông sẽ có một nhóm người mà chữ cái trong đó được thể hiện cách thức để nhóm người đó kiếm tiền.

E - Employee: Người làm thuê

Nhóm E chỉ những người làm thuê, làm việc cho người khác. Họ được trả tiền để phục vụ công việc cho công ty, xí nghiệp, tập đoàn, ngay cả giám đốc, bác sĩ, giáo viên, nhân viên văn phòng,... cũng là Employee. Đây là nhóm người có phần lớn trong xã hội, dùng chính sức lao động, đầu óc, thời gian của mình để kiếm tiền. Nhưng còn nhiều bất cập có thể xảy ra với họ như tiền lương được quy định bởi sếp và nguy cơ thất nghiệp bất cứ lúc nào. Lúc đó, nguồn tiền cũng sẽ bị mất đi ( điển hình thực tế mà chúng ta nhận thấy là trong đại dịch Covid 19).

S - Self - employed/ small business owner: Người làm việc tự do

Nhóm S thường là những người làm công việc tự do, tự làm chủ công việc của mình. Đây là nhóm người đã từng làm thuê và nắm được cách thức làm việc nên họ sẽ tự kinh doanh hoặc mở cửa hàng buôn bán riêng. Những sản phẩm hay dịch vụ của bên họ sẽ được chính tay họ cung cấp và đích thân giao dịch mà không phụ thuộc vào bên nào. Tất nhiên, số tiền mà họ nhận sẽ tương đương với công sức đã bỏ ra, tự làm tự hưởng và làm bao nhiêu ăn bấy nhiêu. Nếu công việc này xảy ra vấn đề khiến họ không thể tiếp tục hoạt động kinh doanh, nó sẽ kéo theo nguồn tiền cùng mất đi.

B - Business Owner: Người chủ doanh nghiệp

Nhóm B chính là doanh nhân, những chủ doanh nghiệp thuê người làm cho mình. Họ không trực tiếp làm việc mà thuê nhân công cấp dưới làm cho mình, còn chính họ sẽ đảm nhiệm điều hành trực tiếp. Nhóm này khá tương đồng với nhóm làm việc tự do nhưng quy mô và cách vận hành lớn hơn và lợi nhuận thu về cũng khá hơn rất nhiều. Những người chủ này sẵn sàng chi tiền để tuyển nhân viên có trình độ chuyên môn cao có thể tạo ra được hiệu suất ở mức tốt nhất, giảm tải lượng công việc mà bản thân họ phụ trách.

I - Investor: Nhà đầu tư

Nhóm I là nhóm người cuối cùng trong mô hình Kim Tứ Đồ. Họ là những nhà đầu tư, kiếm tiền thụ động rất thông minh bằng phương pháp lấy tiền để đẻ ra tiền. Do đó, họ thường mua tài sản bên ngoài rồi bán chúng đi khi nó lên giá, sau đó hưởng lợi nhuận của phần chênh lệch giá. Tư duy và suy nghĩ của họ không bị áp lực bởi bất cứ bên nào nên việc kiếm tiền cũng rất nhanh và dễ dàng. Một số tài sản họ hay đầu tư là cổ phiếu, bất động sản, trái phiếu, đất đai, dịch vụ, đầu tư vàng,...

Có thể thấy, trong mô hình này, ông Robert Kiyosaki chỉ ra rằng nhóm người E và S bị phụ thuộc nên sẽ không giàu thực sự. Còn 2 nhóm người B và I đang đi đúng hướng tới sự độc lập tài chính. 

Mỗi người trong chúng ta ít nhất đều có một trong 4 nhóm này. Khi nhìn vào mô hình trên, bạn có thể vạch ra lối đi cho mình để đạt mục tiêu nhanh hơn về tự do tiền bạc.

Hướng dẫn tự do tài chính với từng nhóm

Như đã đề cập ở trên, Kim Tứ Đồ của Robert Kiyosaki sẽ có phương pháp riêng áp dụng cho mỗi nhóm. Cụ thể như sau:

E - Employee: Người làm thuê

Nếu là người làm thuê, hãy tham khảo những cách sau để tiết kiệm tiền:

Trích một phần tiền lương hàng tháng của mình để tiết kiệm, lập quỹ dự phòng cho tương lai. Hoặc bạn có thể gửi tiền trong ngân hàng để hưởng mức lãi suất hàng năm.

Làm song song một công việc phụ để kiếm thêm thu nhập.

Để ra một khoản nhỏ dùng cho đầu tư (nghĩa là nhảy từ nhóm E sang nhóm I)

Hãy cố gắng trau dồi kiến thức chuyên môn, nâng cao trình độ của mình để bản thân nhận được mức lương cao hơn.

S - Self - employed/ small business owner: Người làm việc tự do

Người làm việc tự do có thể làm chủ nguồn thu nhập của mình. Bạn có thể nâng cao số tiền của mình bằng việc:

Nghiên cứu nhu cầu thị trường sau đó đẩy mạnh các sản phẩm, dịch vụ mà người khác đang cần.

Học cách giảm bớt các chi phí không cần thiết, vì số tiền mà bạn kiếm được bằng doanh thu trừ đi chi phí. Vì vậy, chi phí giảm thì nguồn tiền của bạn sẽ nhiều hơn.

B - Business Owner: Người chủ doanh nghiệp

Những người nhóm B đã có cả một hệ thống kiếm tiền từ các nhân viên làm việc nên việc họ có thể chọn mở rộng quy mô sản xuất, thúc đẩy số lượng sản phẩm bán ra hoặc tăng giá bán. Ngoài ra, họ có thể đầu tư thêm vào những nơi khác (nghĩa là nhảy từ nhóm B sang nhóm I).

I - Investor: Nhà đầu tư

Ở nhóm cuối, nếu muốn tăng thu nhập thì phải tăng tài sản của mình. Tài sản càng có giá trị, càng đa dạng thì mức sinh lời càng lớn. Nhưng đi kèm với đó thì mức rủi ro cũng cao hơn so với các nhóm còn lại. Muốn trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp không dễ, bạn cần đủ kiên trì, nhẫn nại, có nguồn vốn, có kiến thức chuyên môn cao và luôn luôn phải trau dồi, học hỏi. Ngoài ra, biện pháp quản trị rủi ro cũng rất quan trọng, phòng ngừa nhiều trường hợp xảy ra.

Các tựa sách Kim Tứ Đồ của Robert Kiyosaki

Những suy nghĩ, quan điểm, lối sống hay sở thích,... của mỗi người đã hình thành nên 4 nhóm. Qua Kim Tứ Đồ, ta thấy nhóm người này có thể nhảy sáng nhóm người khác để tăng nguồn thu nhập cho mình. Robert Kiyosaki cho bạn biết được điểm đặc biệt trong con người chúng ta sẽ quyết định cách kiếm tiền như thế nào.

Để dễ hiểu hơn, ta lấy ví dụ như, nhóm E mong muốn sự an toàn, chắc chắn về thu nhập cũng như các khoản điều kiện đi kèm.

Nhóm S khao khát sự tự do, độc lập nên họ sẽ hoài nghi tất cả mọi người ngoài bản thân. Họ muốn quyết định mọi việc và không thích chia sẻ công việc của mình.

Nhóm B tìm đến sự tự do tài chính, họ thích giao nhiệm vụ cho người khác, thích tự sản xuất kinh doanh.

Nhóm I thì yêu thích mọi thử thách nên họ tìm đến sự rủi ro nhưng theo sau nó là lợi nhuận cao. Tiếp xúc công việc với thời gian càng lâu thì họ càng khôn ngoan và tỉnh táo hơn.

CẢNH BÁO rủi ro đầu tưHệ số Rủi ro tỷ lệ thuận với Hệ số sinh lời (RRR: Risk Reward Ratio). Bạn chưa tự tin vì chưa nắm vững kiến thức và kỹ năng đầu tư, thì không nên đơn phương tự đầu tư. Bạn phải tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình khi đơn phương đâu tư. Đầu tư vào các sản phẩm tài chính luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nên bạn cần phải cân nhắc thật kỹ trước khi đi đến quyết định cuối cùng.


Chúc bạn sáng suốt và tỉnh táo để đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn nhé!

Trước khi đầu tư, bạn có thể vào nhóm của chúng tôi, để tham khảo và được tư vấn trước, để giảm thiểu rủi ro.

Chúc các bạn thành công chinh phục mục tiêu tài chính cá nhân,

Nguyễn Hồng Nhật

Bình luận